Thời gian vừa qua, nhiều hộ nông dân tại TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất để nuôi chồn hương bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tốt.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 1.

Chuồng nuôi chồn hương được thiết kiểu lồng sắt, cao khoảng 70cm, rộng khoảng 1 m2. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách mặt đất từ 0,3 -0,5m, để chuồng thoáng gió, tránh ẩm ướt. Ảnh: PV.

Năm 2021, ông Võ Tá Khương, khối phố Tiền Giang, phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương.

Bước đầu mô hình nuôi chồn hương của ông Khương đã mang lại hiệu quả cao.

Năm 2023, từ việc bán con giống đã giúp ông Khương bỏ túi 100 triệu đồng. Dự kiến năm 2024, thu về 200 triệu đồng từ nuôi loài vật “tỏa mùi thơm” này.

Theo ông Khương, chồn hương là động vật cơ thể chúng tỏa ra mùi thơm dễ chịu, đặc biệt là khi sinh sản. Con vật “tỏa mùi thơm” này dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 3.

Thức ăn cho chồn hương chỉ tốn khoảng 2.000 – 3.000 đồng/con. Ảnh: PV

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 4.

Mô hình nuôi chồn được đầu tư hiện đại, có hệ thống uống nước tự động, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Ảnh: PV

Theo những người dân nuôi chồn hương lâu năm, khó nhất trong nuôi chồn hương là khi bị ốm không có thuốc điều trị. Do đó, khâu quan trọng nhất, hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thoáng, môi trường trong lành, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời rọi thẳng trực tiếp.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 5.

Chồn hương chủ yếu là chuối chín, cá sông, tôm, cua đồng. Chồn hương thường 1 lần vào các buổi chiều, ban ngày chồn thường ngủ, buổi chiều và ban đêm chồn hương dậy đi kiếm ăn. Ảnh: PV

Mỗi ngày, chồn hương ăn 2 quả chuối vào buổi sáng, 1 con cá nhỏ (khoảng 50g) vào buổi chiều. Cá sông, tôm, cua, trứng… là thức ăn hợp với chồn hương.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 6.

Để đảm bảo nguồn thức ăn, giảm chi phí gia đình chị Hường đã xây hồ nuôi cá bên cạnh trại nuôi để phục vụ cho chồn hương. Ảnh: PV

Cách nhà ông Khương không xa, gia đình anh Lê Văn Nga và chị Trần Thị Hoa Hường, trú tại tổ 8, phường Thạch Qúy, Hà Tĩnh cũng đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, mua 20 con chồn hương giống với tổng chi phí khoảng 500 triệu để phát triển kinh tế.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 7.

Thức ăn của chồn hương chủ yếu là chuối chín, trứng, cá sông, tôm, cua đồng. Ảnh: PV

Ngoài chuối và cá, gia đình chị Hường còn dự trữ trứng gà lộn, thịt gà, tôm, ghẹ, phổi động vật… thường xuyên cung cấp protein cho vật nuôi.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 8.

Khu vực nuôi chồn hương luôn được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn thường xuyên nhằm hạn chế các mầm bệnh gây hại. Ảnh: PV

Từ 6 cặp chồn hương ban đầu, anh Đặng Văn Cường (trú thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) đã nhân đàn lên gần 100 con trưởng thành, giá trị hơn 1,5 tỷ đồng. Khi đảm bảo số lượng nuôi, doanh thu từ nuôi chồn đem về cho cơ sở mỗi năm có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 9.

Người chăm sóc chồn phải am hiểu đặc tính của loài chồn hương, biết cá tính của từng con để có cách chăm sóc phù hợp. Ảnh: PV

Chuồng được phân chia thành các khu riêng biệt gồm: Khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn vợ chồng, khu nuôi chồn sơ sinh… Giai đoạn phát triển, sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1-2 hoặc nhiều con.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 10.

 

Một con chồn mẹ có thời gian mang thai 58 – 62 ngày, mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 – 5 con. Ảnh: PV

Chồn giống 2 tháng, có giá trung bình từ 12-13 triệu đồng/cặp; chồn nuôi lấy thịt khoảng 2 tháng có trọng lượng từ 0,6 – 1kg, bán với giá hơn 1,6 triệu đồng/kg.

Các mô hình chồn hương đều được TP Hà Tĩnh phối hợp với cơ quan chức năng liên quan kiểm tra xác nhận có nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép nuôi.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Quang Hưng-Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng, UBND TP. Hà Tĩnh, cho biết: “Thời gian thử nghiệm, các mô hình nuôi chồn hương tại TP Hà Tĩnh đang tiếp tục nhân rộng mô hình, hiệu quả mang lại tốt.

Chồn hương dễ nuôi, chi phí đầu tư chuồng trại và thức ăn thấp, không gian nuôi không cần lớn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 12.

Hệ thống chuồng nuôi chồn hương phải đảm bảo thoáng, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ. Ảnh: PV

Anh nông dân Hà Tĩnh nuôi con “tỏa mùi thơm”, bán giá cao tới 12 triệu/cặp mà cung vẫn không đủ cầu- Ảnh 13.

Chồn hương chi phí thấp, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, giá bán lại cao, dễ nuôi, ít bệnh tật, không tốn thời gian chăm sóc. Ảnh: PV

“Hiện nay các mô hình trên địa bàn phát triển tốt, sản phẩm không đủ để cung ứng ra thị trường. Thời gian tới, chúng tôi sẽ có chương trình tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn bà con nuôi từng bước nhân rộng mô hình trên địa bàn, góp phần đa dạng vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Trần Quang Hưng-Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng, UBND TP. Hà Tĩnh, nhấn mạnh.